Tìm hiểu địa lý và kinh tế các huyện của tỉnh Hải Dương

0
112

Địa lý các tỉnh thành, vùng miền trải dài trên khắp mảnh đất hình chữ S luôn mang đến cho người khám phá nhiều điều thú vị. Khám phá địa lý không chỉ giúp chúng ta có kiến thức về quê hương, khu vực mình đang sinh sống mà còn được hiểu thêm về các vùng miền khác nhau. Bài viết sau đây sẽ đưa các bạn khám phá các huyện của tỉnh Hải Dương – một mảnh đất lâu đời ở đồng bằng sông Hồng. 

Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu huyện?

Trải qua nhiều lần điều chỉnh, tính đến hiện tại, tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, trong đó có 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện. Các đơn vị hành chính cấp huyện này phân bổ quản lý 235 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 47 phường, 178 xã và 10 thị trấn trực thuộc. 

Tỉnh Hải Dương có hai thành phố trực thuộc là thành phố Chí Linh và thành phố Hải Dương. Ngoài ra tỉnh có thị xã Kinh Môn và 9 huyện bao gồm: Bình Giang, Cẩm Giàng, Nam Sách, Kinh Thành, Thanh Hà, Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Miện và Tứ Kỳ. 

Đặc điểm các huyện của tỉnh Hải Dương

Tỉnh Hải Dương mang nét đặc trưng về địa hình, khí hậu của đồng bằng sông Hồng và cũng là một tỉnh thuộc vùng tam giác kinh tế trọng điểm của miền Bắc. 

Đặc điểm địa lý

Một phần của thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn (phía bắc của tỉnh) có địa hình đồi núi, còn lại các huyện của tỉnh Hải Dương hầu hết là khu vực đồng bằng. Hải Dương là tỉnh có diện tích tự nhiên thuộc diện trung bình, song nhờ lợi thế địa hình bằng phẳng mà dân cư ở đây tận dụng được diện tích đất khá lớn.

Vùng đồng bằng có diện tích rộng lớn được sông Thái Bình bồi đắp. Vùng đồi núi chủ yếu là đồi núi thấp, chiếm phần nhỏ diện tích tự nhiên. Trong đó huyện Kinh Môn khá đặc biệt khi được gọi là địa hình “bán sơn địa” (đồi núi xen kẽ đồng bằng, bị chia cắt tạo thành những vùng cao, thấp khác nhau). 

Vùng đồng bằng rộng lớn
Vùng đồng bằng rộng lớn

Khí hậu Hải Dương tương đối ổn định với mức nhiệt và độ ẩm duy trì ở mức độ trung bình. Các huyện khu vực phía bắc có lượng mưa thấp hơn do khuất bởi dãy núi Đông Triều. Nguồn nước nơi đây dồi dào nhờ mạng lưới sông ngòi dày đặc, trong đó có sông Thái Bình chảy qua huyện Chí Linh đến huyện Thanh Hà. Ngoài ra còn có hệ thống hồ chứa tại các huyện phía đông nam của tỉnh.

Khu vực các huyện miền núi sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên tuy không đa dạng nhưng trữ lượng lớn. Một số loại tài nguyên như: đất sét chịu lửa (huyện Chí Linh), cao lanh (huyện Kinh Môn, Chí Linh), đá vôi xi măng (huyện Kinh Môn), boxit (huyện Kinh Môn),…

Đặc điểm kinh tế

Các huyện ở khu vực đồng bằng có địa hình bằng phẳng, giao thông thuận tiện để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và thương mại-dịch vụ. Nhờ thừa hưởng phù sa của sông Hồng bồi đắp nên quanh năm đất đai màu mỡ, cây cối tươi tốt, chủ yếu là cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả được trồng nhiều tại các huyện như Thanh Hà, Tứ Kỳ, Thanh Miện,… 

Các thành phố như Chí Linh, Hải Dương, thị xã Kinh Môn tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ. Hải Dương cũng nổi tiếng với các làng nghề truyền thống lâu đời như làm gốm, sản xuất đồ gỗ, làm bánh,…tại các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Ninh Giang,…

Khu vực đồi núi ở Hải Dương chủ yếu là vùng đồi núi thấp, thích hợp cho dân cư các huyện miền núi trồng trọt cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây ăn quả. Địa hình đồi núi, sông ngòi xen kẽ cũng tạo nên nhiều nét thú vị hứa hẹn tiềm năng phát triển du lịch trong tương lai gần. 

Các huyện nổi bật về phát triển kinh tế của tỉnh

Đặc điểm địa hình, khí hậu thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào giúp các huyện của tỉnh Hải Dương nhanh chóng phát triển về kinh tế mọi mặt. Trong đó, về nông nghiệp chủ yếu phát triển ở các huyện Thanh Miện, Ninh Giang, thị xã Kinh Môn,…; công nghiệp và dịch vụ nổi bật ở thành phố Hải Dương, thành phố Chí Linh, huyện Nam Sách,…Đặc biệt những năm gần đây công nghiệp phát triển mạnh mẽ với các khu, cụm, cảng công nghiệp tập trung ở thành phố lớn của tỉnh. 

Khu công nghiệp Phú Thái Nam Tài (Hải Dương)

Thành phố Hải Dương cùng với thành phố Chí Linh là hai khu vực phát triển kinh tế lớn nhất của tỉnh Hải Dương. Trong đó, thành phố Hải Dương đang dần chứng tỏ vị thế của một trung tâm kinh tế hàng đầu. Thành phố đang trong giai đoạn chú trọng đẩy mạnh nâng cấp cơ sở hạ tầng và tập trung phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá ngày càng tăng của tỉnh. Mục tiêu này đã và đang trở thành đầu tàu định hướng cho sự phát triển của các huyện của tỉnh Hải Dương nói chung.

Trên đây là một số thông tin về tỉnh Hải Dương và các huyện của tỉnh Hải Dương mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc. Mong rằng bài viết đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về địa lý tỉnh Hải Dương và đặc điểm kinh tế khu vực ở các huyện của tỉnh Hải Dương.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here