FDI là gì? Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam

0
565

Việt Nam xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, chịu ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh do đó việc phát triển kinh tế sau khi thống nhất còn rất chậm và yếu kém. Để giúp nền kinh tế nhanh chóng phục hồi và phát triển, chính phủ nước ta đã kêu gọi sự hỗ trợ từ các hoạt động đầu tư bên ngoài, nhất là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Vậy FDI là gì? Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích về loại hình này nhé!

FDI là gì?
FDI – xu thế tất yếu để phát triển nền kinh tế

FDI là gì?

Hiểu trực tiếp FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này (theo wikipedia Việt Nam).

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa chi tiết về FDI như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.

Vai trò của FDI trong hoạt động phát triển kinh tế Việt Nam

Chỉ trong vòng mấy chục năm sau hòa bình, Việt Nam vươn lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước đang phát triển, tất cả nhờ vào chính sách đổi mới kinh tế phù hợp của nhà nước. Trong đó phải kể đến hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI. FDI đã đem đến cho Việt Nam nhiều lợi ích kinh tế thiết thực:

Cung cấp nguồn vốn lớn cho hoạt động kinh tế 

Hoạt động đầu tư FDI là một hoạt động bổ sung vốn dài hạn cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có điều kiện để phát triển. FDI còn là tiền đề để thúc đầy nền kinh tế trong nước và xuất khẩu nhanh chóng phát triển.

FDI cung cấp nguồn vốn lớn cho sự phát triển kinh tế
FDI cung cấp nguồn vốn lớn cho sự phát triển kinh tế

Cung cấp tiến bộ khoa học công nghệ

Bên cạnh việc bổ sung vốn thì hoạt động FDI còn là hình thức chuyển giao khoa học công nghệ của các nước phát triển, các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia cho các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, FDI còn tạo điều kiện giúp nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động và góp phần hiện đại hóa đất nước.

Đưa Việt Nam tham gia mạng lưới lao động, thương mại toàn cầu

Thị trường tiêu thụ tại nước ngoài là rất lớn nhưng để doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi xuất khẩu thì không phải điều dễ dàng bởi những cơ chế, chính sách, yêu cầu riêng biệt của mỗi thị trường. Do đó, hoạt động đầu tư FDI sẽ trao cơ hội giúp doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội xuất khẩu, mở rộng giao lưu với các doanh nghiệp nước ngoài khác.

Tăng nguồn thu ngân sách

Phần lớn ngân sách của nước ta là do thu thuế từ các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp càng phát triển thì nguồn thu này cũng ngày càng tăng lên.

Hỗ trợ giải quyết việc làm cho người dân

FDI hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động
FDI hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động

FDI giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh từ đó giúp tận dụng hiệu quả thị trường lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm cho đa số người dân. Ngoài ra, để phục vụ tốt hoạt động kinh doanh, người lao động sẽ được đào tạo bài bản và khoa học hơn, từ đó nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn, đem lại nguồn lao động có tri thức cho nền kinh tế.

Như vậy có thể thấy được FDI đem đến nhiều lợi ích to lớn cho sự phát triển nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, FDI cũng sẽ đem lại nhiều tiêu cực cho nền kinh tế, xã hội và chính trị Việt Nam. Do đó để tận dụng tối đa hiệu quả và hạn chế tiêu cực, các doanh nghiệp cần hiểu và nắm rõ về chính sách thu hút FDI của chính phủ cũng như yêu cầu của các doanh nghiệp chủ đầu tư để có quyết định đúng đắn nhằm đưa doanh nghiệp mình ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here