Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Cách xử lý các hợp đồng vô hiệu

0
170

 Các bản hợp đồng trong giao dịch buôn bán giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, có thể là chủ quan hay khách quan, mà các bản hợp đồng này trở nên không còn hiệu lực. Bài viết sau sẽ trình bày cụ thể về vấn đề hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào và cách xử lí.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu hóa là gì?

Hợp đồng đặt cọc về bản chất pháp lý là giao dịch nhân sự. Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu khi mà một trong hai bên, bao gồm bên đặt cọc và bên nhận cọc không đảm bảo được điều kiện chủ thể, không đảm bảo được điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự hay nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Hợp đồng khi bị vô hiệu sẽ có hậu quả pháp lý rất lớn đối với các bên tham gia hợp đồng. Các hợp đồng đó sẽ không còn giá trị pháp lý cũng như không làm phát sinh quyền lợi hoặc nghĩa vụ của các bên.

Hợp đồng mẫu đặt cọc mua bán nhà đất

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Các căn cứ xác định hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu

Hợp đồng đặt cọc là giao dịch dân sự có thể đáp ứng được các điều kiện tại căn cứ pháp lý ở Bộ luật dân sự năm 2015 điều 117. Trong đó, điều 117 ghi rõ các quy định để hợp đồng có hiệu lực, gồm các điều sau:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Qua đó, khi các hợp đồng không đáp ứng được các điều kiện trên thì xem như mất hiệu lực hay còn gọi là hợp đồng vô hiệu. Cụ thể, các căn cứ nhận định hợp đồng đặt cọc vi phạm vào vấn đề gì, hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào, bao gồm:

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Điều cấm ở luật là những điều luật quy định không cho phép cá nhân thực hiện các hành vi nhất định. Đạo đức là quy chuẩn không ghi thành văn bản mang tính cưỡng chế, tuy nhiên được mọi người thực hiện theo lương tâm, ý thức của bản thân hay dư luận xã hội. 

Các hợp đồng khi vi phạm đến điều cấm của luật hay làm trái với đạo đức xã hội sẽ bị vô hiệu toàn bộ và vô hiệu từ thời điểm giao kết hợp đồng của cả hai bên.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do vi phạm điều kiện năng lực của chủ thể

Hợp đồng là sự thỏa thuận của hai bên, vì vậy, vào thời điểm giao kết hợp đồng, chủ thể phải đảm bảo được năng lực hành vi dân sự đầy đủ phù hợp vào hợp đồng đã ký kết. Chủ thể là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người mất khả năng làm chủ hành vi hoặc hạn chế hành vi dân sự, họ xác lập ký kết hợp đồng mà không có sự đồng ý của người đại diện, thì tòa án có quyền tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu. 

Tuy nhiên, trong các trường hợp sau, hợp đồng sẽ không bị vô hiệu:

  • Giao dịch dân sự của chủ thể dưới sáu tuổi, do người đại diện của họ xác lập hoặc thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
  • Hợp đồng được chủ thể xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực khi đủ tuổi vị thành niên hoặc trường hợp đã khôi phục lại năng lực hành vi dân sự.
  • Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền, miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên , người mất năng lực nhận thức hay hành vi nhân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do có dấu hiệu giả tạo

Khi chủ thể xác lập một hợp đồng dân sự giả nhằm mục đích che giấu một giao dịch khác. Trường hợp này, giao dịch giả tạo sẽ bị vô hiệu. Giao dịch bị che giấu nếu tuân thủ đúng các điều kiện có hiệu lực trong hợp đồng thì vẫn có hiệu lực.

Trường hợp chủ thể xác lập giao dịch dân sự giả để trốn nghĩa vụ với bên thứ ba thì các hợp đồng đó đương nhiên bị vô hiệu. 

Khi ký hợp đồng đặt cọc nên lưu ý kỹ để tránh trường hợp bị vô hiệu

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do có sự nhầm lẫn

Hợp đồng dân sự sẽ bị tòa tuyên bố vô hiệu khi hợp đồng đó được xác lập nhưng xuất hiện sự nhầm lẫn làm cho các bên không đạt được mục đích khi xác lập hợp đồng.

Trường hợp nếu các bên có thể khắc phục được sự nhầm lẫn để mục đích hợp đồng vẫn có thể đạt được. Hoặc mục đích của hợp đồng khi xác lập đều đã được các bên xác lập đạt được. Thì các trường hợp này hợp đồng dân sự sẽ không bị vô hiệu.

Một số nhầm lẫn phổ biến các hợp đồng dân sự:

  • Nhầm lẫn về đối tượng hợp đồng.
  • Nhầm lẫn về giá cả trong bản hợp đồng.
  • Nhầm lẫn về địa điểm, thời gian hoặc phương án thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Lừa dối là các hành vi của một bên hay bên thứ ba làm bên kia hiểu sai lệch về tính chất đối tượng, chủ thể hoặc nội dung trong hợp đồng. Ngoài hành vi lừa dối, nếu một bên, hoặc bên thứ ba cố ý dùng việc đe dọa, cưỡng ép bên kia, tạo sức ép về tính mạng, uy tín, danh dự nhân phẩm cho bên còn lại. Khi xuất hiện các trường hợp này, hợp đồng sẽ bị tòa tuyên bố vô hiệu.

Chủ thể tham gia hợp đồng phải trên tinh thần tự nguyện. Nếu một bên tham gia hợp đồng do bị lừa dối, bị đe dọa hay cưỡng ép thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu.

Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do vi phạm hình thức bắt buộc

Pháp luật nước ta quy định hợp đồng nói chung hoặc hợp đồng cọc nói riêng đều phải thể hiện bằng văn bản, có công chứng, chứng thực và có đăng kí hay xin phép. Nếu vi phạm điều kiện này, hợp đồng sẽ bị vô hiệu. 

Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu có thể dẫn đến hậu quả bồi thường của các bên

Hợp đồng cọc vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được

Trường hợp từ thời điểm ký kết hợp đồng, vì lý do khách quan hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được. Có thể do điều kiện bất khả kháng là tài sản của đối tượng không thể hình thành, hay những trường hợp khác dẫn đến việc đối tượng không thể thực hiện được. Những trường hợp này dù chủ quan hay khách quan đều được xem là hợp đồng bị vô hiệu.

Các cách xử lý hợp đồng đặt cọc vô hiệu:

Hợp đồng vô hiệu chắc chắn sẽ gây thiệt hại ảnh hưởng đến các bên tham gia hợp đồng. Để đảm bảo các quyền lợi cho đôi bên, việc xử lý hợp đồng đặt cọc vô hiệu giúp khôi phục lại quan hệ dân sự lúc đầu, trở về trạng thái trước khi kí kết. Ở đây chúng ta cần xử lý hợp đồng đặt cọc vô hiệu theo các bước:

  •  Khôi phục hợp đồng lại trạng thái ban đầu, các bên hoàn trả lại cho nhau tài sản vật chất đã nhận. Trường hợp một bên làm hư hỏng, giảm giá trị của tài sản, phải sửa chữa hoặc nâng cấp lại.
  • Quá trình thực hành hợp đồng, người nào có lỗi làm giao dịch bị vô hiệu thì bên có lỗi phải đứng ra chịu trách nhiệm thiệt hại.
  •  Luật vẫn bảo vệ người thứ ba ngay tình khi hợp đồng bị vô hiệu.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về hợp đồng đặt cọc, cũng như giải đáp được lí do và các căn cứ cho trường hợp hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp các bạn tránh được rủi ro dẫn đến hậu quả pháp lý của một hợp đồng bị vô hiệu.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here