Đất thương mại dịch vụ là gì? Những quy định về đất đai công dân Việt Nam cần nắm rõ

0
129

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của mọi quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, đất đai được phân chia thành nhiều loại tương ứng với mục đích sử dụng, trong đó có đất thương mại dịch vụ. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu rõ hơn về đất thương mại dịch vụ là gì? Các quy định và thủ tục sử dụng đất thương mại dịch vụ của nhà nước Việt Nam như thế nào? Thì đừng bỏ qua những thông tin cần thiết dưới đây:

Khái niệm đất thương mại dịch vụ là gì?

Khái niệm chung về đất thương mại dịch vụ

Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế kéo theo nhu cầu sử dụng đất thương mại dịch vụ tăng cao. Để sử dụng đúng và hiệu quả nguồn đất đai này, trước tiên bạn phải nắm rõ khái niệm về đất thương mại dịch vụ.

Đất thương mại dịch vụ là gì?

Theo pháp luật Việt Nam, đất thương mại dịch vụ thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được sử dụng để xây dựng các cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ. Hoặc các loại công trình khác dùng để phục vụ hoạt động thương mại dịch vụ.

Thời hạn sử dụng đất thương mại dịch vụ là gì? Trong vòng bao lâu?

Thời hạn sử dụng đất thương mại dịch vụ là thời gian mà các tổ chức, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất vào các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ. Sau khi hết thời hạn, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì sẽ được Nhà nước xem xét và quyết định quyền sử dụng đất theo thời hạn tiếp theo.

Một thửa đất thương mại dịch vụ có thời hạn sử dụng không quá 50 năm

Thời hạn sử dụng đất thương mại dịch vụ theo Điều 129, Luật Đất Đai 2013 là không quá 50 năm. Tuy nhiên, đối với những công trình, dự án đầu tư lớn, chậm thu hồi vốn, hay nằm trong vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, cần thêm thời gian để sinh lợi nhuận thì thời hạn sử dụng đất thương mại dịch vụ là không quá 70 năm.

Quyền và nghĩa vụ cơ bản cần biết khi sử dụng đất thương mại dịch vụ

Trong quá trình sử dụng đất thương mại dịch vụ, công dân được thừa hưởng một số quyền lợi nhất định, được pháp luật bảo vệ. Đồng thời, ngoài việc nắm rõ khái niệm đất thương mại dịch vụ là gì, người sử dụng cũng cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã quy định.

Quyền sử dụng đất thương mại dịch vụ theo bộ Luật Đất Đai 2013

Khi được cấp phép sử dụng đất thương mại dịch vụ, công dân có các quyền sau đây:

  • Được thuê hoặc thuê lại và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được nhận góp vốn, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế từ các tổ chức, cá nhân khác.
  • Khi bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật, người sử dụng sẽ được nhà nước bồi thường.
  • Được thừa hưởng kết quả đầu tư sinh lợi trên đất, cùng với lợi nhuận từ quá trình kinh doanh thương mại dịch vụ tạo ra trên đất.
  • Có quyền khiếu nại, tố cáo hay khởi kiện khi bị xâm phạm quyền sử dụng đất hợp pháp hay các tranh chấp đất đai.
Người sở hữu đất thương mại dịch vụ có quyền và nghĩa vụ riêng biệt

Nghĩa vụ cần thực hiện khi sử dụng đất thương mại dịch vụ

Bên cạnh quyền sử dụng đất thương mại dịch vụ, công dân cũng cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ:

  • Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới đã được công nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các công trình trong lòng đất và trên không.
  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính.
  • Không xâm phạm tới quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân sử dụng bất động sản liền kề.
  • Khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan có thẩm quyền gia hạn tiếp tục sử dụng thì người sử dụng đất thương mại dịch vụ cần giao trả lại đất cho Nhà nước.
  • Trong trường hợp nếu tìm thấy vật thể có trong lòng đất, cần tuân theo quy định của pháp luật.

 Có thể dùng đất thương mại dịch vụ để xây nhà ở được không?

Nhà ở là các công trình được xây dựng lên với mục đích để ở, để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân, hộ gia đình. So sánh với khái niệm đất thương mại dịch vụ là gì ở trên, công dân không được phép xây nhà ở trên đất thương mại dịch vụ. Nếu muốn xây, cần xin chuyển mục đích sử dụng đất thương mại dịch vụ thành đất ở theo quy định và được Nhà nước đồng ý chuyển đổi.

Xây nhà để ở trên đất thương mại dịch vụ đúng hay sai? 

Chuyển đổi đất thương mại dịch vụ là gì? Điều kiện và thủ tục chuyển đổi

Trên thực tế, có nhiều người muốn thực hiện chuyển đổi đất đai thành đất thương mại dịch vụ. Và điều này cần có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện chuyển đổi sang đất thương mại dịch vụ:

Để chuyển sang đất kinh doanh thương mại dịch vụ, một thửa đất cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Thửa đất muốn chuyển không vướng vào các kế hoạch sử dụng đất hàng năm hay các kế hoạch bồi thường đất do giải phóng mặt bằng của Nhà nước.
  • Thửa đất đó không xảy ra tranh chấp với các bất động sản liền kề hoặc các tranh chấp về quyền sử dụng đất khác.
  • Thửa đất phù hợp với nhu cầu đã nêu của người sử dụng đất. Đồng thời phù hợp với hạn mức công nhận đất thương mại dịch vụ tại khu vực đó, địa phương đó.
  • Có đảm bảo theo quy định về diện tích tối đa và tối thiểu của loại đất này.

Thủ tục chuyển đổi thành đất thương mại dịch vụ

Các bước để chuyển đổi thành đất thương mại dịch vụ bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ được nộp tại Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện, thị xã, thành phố. Sau khi nộp hồ sơ, người thẩm tra hồ sơ sẽ tiếp nhận và gửi lại người nộp giấy hẹn trả kết quả.
  • Bước 3: Thẩm tra hồ sơ: quá trình này thuộc về trách nhiệm của cơ quan tài nguyên và môi trường.
  • Bước 4: Thông báo tới người sử dụng đất về nghĩa vụ tài chính, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ này, người sử dụng đất nộp lại giấy tờ chứng minh cho cơ quan tài nguyên môi trường.
  • Bước 5: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có chữ ký của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố.
  • Bước 6: Trả kết quả.
Điều kiện và thủ tục chuyển đổi đất thương mại dịch vụ

Như vậy, thông tin ở trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc đất thương mại dịch vụ là gì rồi phải không nào? Đứng trước quyết định có nên mua đất thương mại dịch vụ hay không, bạn hãy cân nhắc thật kỹ các yếu tố về mục đích sử dụng, thời hạn, quyền và nghĩa vụ sử dụng đất ở trên nhé. Hy vọng bạn sẽ có được quyết định đầu tư đúng đắn và phù hợp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here